Niềng răng là một hành trình và kéo dài, do đó trong suốt quá trình chỉnh nha bạn sẽ gặp một vài khó khăn ban đầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cụ thể về những dấu hiệu khi mới niềng răng. Cùng theo dõi và chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm thật tốt trước khi niềng răng nhé!
Nhận biết những dấu hiệu khi mới niềng răng
Ở mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Hiểu rõ được các dấu hiệu này sẽ giúp bạn tránh những phiền toái và lo lắng không đáng có. Dưới đây là các biểu hiện thường gặp nhất:
Cảm giác cộm, vướng víu
Đối với phương pháp niềng răng truyền thống
Sự xuất hiện của các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, minivis ở thời gian đầu sẽ làm bạn cảm thấy chưa quen dần. Bạn sẽ cảm thấy một chút cộm, một chút vướng víu nhẹ trong thời gian đầu này. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm dần khi bạn đã hoàn toàn quen thuộc với sự hiện diện của các loại khí cụ chỉnh nha này.
Đối với phương pháp niềng răng bằng khay niềng trong suốt Invisalign
Riêng đối với phương pháp này, cảm giác vướng víu, cộm sẽ được hạn chế một cách tối đa do thiết kế khay niềng ôm sát vào cung răng. Và hầu như rất khó để nhận biết, kể cả khi nhìn từ đối diện. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin trong giao tiếp và cuộc sống thường ngày.
Răng đau nhức, ê buốt
Cảm giác này thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình niềng răng (đặt thun tách kẽ) và sau mỗi lần các bác sĩ tiến hành siết răng định kỳ sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức, ê buốt nhẹ. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng vì cảm giác này sẽ giảm dần sau 4 – 6 ngày, trường hợp cơn đau này vẫn còn kéo dài sau khoảng thời gian trên và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên liên hệ với các bác sĩ chỉnh nha để dùng thuốc giảm đau đúng liều lượng.
Đọc thêm: Niềng răng bị mỏi hàm phải làm sao?
Hôi miệng
Hôi miệng là một trong những biểu hiện thường thấy nhất khi niềng răng. Việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn đến việc thức ăn giắt ở kẽ răng hình thành nên các mảng bám là nguyên nhân dẫn đến việc vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng sâu răng cùng hôi miệng.
Hỏi đáp: Răng có tam giác đen khi niềng là do đâu?
Ăn uống trở nên khó khăn
Đối với phương pháp niềng truyền thống
Không chỉ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng mà ngay cả việc ăn uống cũng trở nên khó hơn so với bình thường. Các khí cụ chỉnh nha này xuất hiện trong khoang miệng khiến một số bạn chưa quen sẽ cảm giác cộm vướng víu gây nên tình trạng lười nhai, lười ăn dẫn đến việc sụt cân hóp má. Vì vậy, trong quá trình niềng răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm, tránh ăn những thức ăn quá cứng hoặc quá dai để tránh gây tình trạng bung mắc cài.
Đối với niềng răng Invisalign
Bạn hoàn toàn thoải mái ăn uống mà không cần lo lắng việc bung khay niềng. Bởi phương pháp này bạn hoàn toàn có thể tháo lắp khay ra mỗi khi ăn uống, đây cũng chính là sự khác biệt rõ ràng giữa phương pháp niềng truyền thống và phương pháp niềng trong suốt.
Loét miệng
Khi các khí cụ chỉnh nha ma sát với lưỡi và niêm mạc miệng sẽ gây nên tình trạng loét miệng. Đặc biệt là đối với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống dễ dàng gây chảy máu, trầy xước và loét miệng hơn.
Sử dụng sáp nha khoa hoặc gel nhiệt miệng vào các vị trí bị cọ xát trầy xước và viêm loét. Bạn có thể mang theo chúng bên người để phòng trường hợp mắc cài cọ xát nhiều vào niêm mạc.
Tìm hiểu chi tiết: Cách xử lý loét miệng khi niềng
Mỏi hàm
Khi niềng răng bạn sẽ có cảm giác cơ hàm bị đau mỏi ở giai đoạn đầu và sau mỗi lần đi tái khám. Do răng đang trong quá trình dịch chuyển nên việc tác động lực làm răng di chuyển khiến xương hàm bị ảnh hưởng, gây nên việc hàm bị mỏi.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng hàm mỏi, uống và súc miệng bằng nước ấm, chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm bớt tình trạng này.
Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng khi mới niềng
Và để có được một kết quả như mong muốn nhằm hạn chế những vấn đề trên thì chúng ta cần chú ý kết hợp giữa việc vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống cũng như tái khám và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chỉnh nha.
Chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học sẽ là rất quan trọng. Bạn nên lưu ý ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo tính dinh dưỡng. Ngược lại hạn chế những đồ ăn quá cứng, quá dai, các loại hạt cứng, các loại xương động vật và các loại đồ ăn quá dính như bánh chưng, bánh nếp, các loại kẹo dẻo…tránh tình trạng bung mắc cài và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
Đọc thêm: Ăn gì trong tuần đầu tiên khi chỉnh nha?
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng là việc mà tất cả chúng ta đều phải làm hàng ngày. Đặc biệt đối với những người niềng răng đây còn là việc quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn vệ sinh không đúng cách, không cẩn thận dẫn đến việc các thức ăn thừa sẽ bị giữ lại ở phần kẽ giữa của răng và ở phần giữa của răng và mắc cài. Một thời gian dài chúng sẽ tích tụ thành các mảng bám trên răng và tạo điều kiện vi khuẩn phát triển, nghiêm trọng hơn gây nên tình trạng sâu răng, viêm nướu, lở loét niêm mạc, ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để giữ gìn răng miệng sạch sẽ, bạn nên dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluor, dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch mảng bám cũng như tránh viêm nhiễm, sâu răng và các bệnh lý khác liên quan tới răng miệng.
Sau khi đánh răng, súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng được các nha sĩ khuyên dùng. Bạn có thể đánh răng trước hoặc sau khi ăn 30 phút để không làm hỏng men răng.
Đặt lịch tái khám đúng hẹn
Định kỳ 6 tháng/lần tái khám theo chỉ định của nha sĩ để các bác sĩ có thể kiểm tra tình hình niềng cũng như răng miệng của bạn, để phát hiện và xử lý kịp thời và cũng như có những thay đổi phù hợp với lộ trình mà bác sĩ đã đưa ra ban đầu.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng bao lâu siết 1 lần?
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn nắm rõ được những biểu hiện thường gặp trong giai đoạn đầu của quá trình chỉnh nha chưa? Niềng răng không phải là chuyện ngày một ngày hai, hay là chuyện một sớm một chiều, do vậy hãy cố gắng và kiên trì tới hành trình cuối cùng nhé! Nếu bạn cần tư vấn thêm về niềng răng cũng như cần giải đáp thêm, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!